Một trong những thuật ngữ dễ dàng bắt gặp nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin là Api. Nhưng có nhiều người hoạt động trong ngành khi hỏi về chúng, đều hoàn toàn chưa nắm bắt được hết ý nghĩa và công dụng thực sự của chúng. Nhiều khi còn nhận lại những câu hỏi từ phía họ rằng “Api là gì?” với khuôn mặt biểu cảm đầy ngơ ngác. Vậy hãy cùng tìm hiểu về Api trong nội dung bài viết được Wiki.Com.Vn tổng hợp ngay dưới đây nhé!
Api là gì?
Api là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Application Programming Interface” dịch ra là giao diện lập trình ứng dụng. Nó là trương trình kết nối giữa các ứng dụng và máy chủ để truy xuất nội dung mà người dùng đang đề cập đến. Chúng đóng vai trò như “cầu nối” truyền giá trị đã được xử lý trở về cho người dùng trên các App cài trong điện thoại hay máy tính. Hình thức hoạt động tương tự như hệ thống tìm kiếm trên trang Web mà chúng ta thường dùng khi tìm kiếm lời giải đáp cho một thắc mắc nào đó.
Ví dụ về api
Để hình dung dễ hơn về Api hãy giả tưởng một cái App cụ thể trong điện thoại của bạn như Shopee là vật A, máy chủ là vật B. Khi các bạn tiến hành tìm kiếm một sản phầm cần mua nào đó trên thanh tìm kiếm. Một đường truyền kết nối sẽ ngay lập tức được Api (lúc này là vật C) lập nên nhằm truyền dữ liệu tương thích trả về cho người dùng trên màn ảnh của vật A. Đường truyền đó được gói gọn trong thuật ngữ Api mà chúng ta đang đề cập đến.
Hay trong toán học, có thể tưởng tượng Api là đường thẳng kết nối giữa hai đường thẳng khác chạy song song với nhau. Nhằm tạo ra nhiều hình thù và các công thức toán học xuyên suốt giữa các góc cạnh của các đường thẳng đó. Nhưng trong giao diện lập trình ứng dụng Api sẽ có nhiều công dụng đặc biệt và hữu ích hơn ví dụ đơn giản này.
Api dùng để làm gì?
Api được ví như “cột sống” kết nối giữa các ứng dụng với máy chủ. Chúng được tạo ra nhằm mục đích cấp phép cho dữ liệu có thể trao đổi qua lại một cách nhanh chóng, giữa các chương trình máy tính hoặc ứng dụng trên điện thoại thông minh. Điều này thúc đẩy quá trình phân tích dữ liệu và trao trả giá trị phân tích trở về chỉ trong vài giây ngắn ngủi nhưng cực kì chính xác.
Lợi thế từ việc sử dụng Api
Nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi trải nghiệm phần mềm Api thế hệ thông minh này. Khi chúng đem lại rất nhiều tiện ích phù hợp với nhịp sống hiện đại của chúng ta. Những công đoạn xử lý dữ liệu có phần “rườm rà” nay được Api xóa nhòa và thay thế bằng tốc độ siêu mượt khiến người dùng tấm tắc khen ngợi. Trong đó, những ưu điểm của Api bao gồm có:
- Sử dụng được trong mọi hoàn cảnh chỉ cần kết nối với Internet.
- Tăng độ bảo mật nhờ công đoạn xác nhận hai chiều trong giao dịch.
- Nâng cấp trải nghiệm của người dùng bằng chức năng RESTful.
- Cấu hình đơn giản, dễ sử dụng và thân thiện với người dùng.
- Các thành phần MVC đều được Api hỗ trợ một cách đầy đủ nhất.
- Linh hoạt trong việc định dạng dữ liệu trả về cho người dùng.
Khiếm khuyết tồn tại trong Api
Ngoài những ưu thế trên mà Api đem lại vẫn tồn tại một số nhược điểm đáng để người dùng cân nhắc khi sử dụng. Một phần vì chúng còn khá mới mẻ nên cần có sự trải nghiệm và đánh giá thực tế từ phía người dùng để khắc phục. Hiểu đơn giản rằng chúng đang trong quá trình thử nghiệm nhưng một số lỗi cơ bản nhất có thể nhận thấy khi dùng như:
- Chức năng RESTful Service chưa hoàn toàn hỗ trợ cho Web Api mới chỉ cho Get và Post.
- Dù thân thiện với người dùng nhưng cần có nền tảng và kinh nghiệm dày dặn về Backend.
- Việc nâng cấp và vận hành cho giao diện lập trình ứng dụng này khá tốn kém và mất thời gian.
- Dễ gặp vấn đề về hệ thống bảo mật khi điều kiện giới hạn không được mặc định kĩ càng.
Một số câu hỏi liên quan đến thuật ngữ Api
Xoay quanh Api còn nhiều câu hỏi khác mà người dùng đặt ra về chúng. Bởi Api có mức độ liên quan chặt chẽ và mật thiết đến nhiều hoạt động hàng ngày của con người. Tiếp xúc với công nghệ thông tin nhiều chắc chắn sẽ chạm mặt với những thuật ngữ này.
Web Api là gì?
Web Api hay còn gọi với các tên khác là ASP.NET Web API, chúng là một khuôn mẫu dùng để tạo dựng và lập trình các gói dịch vụ trên một con Web sử dụng giao thức HTTP. Tương tự như dạng Api mà chúng ta đã giải nghĩa ở phần trên, Web Api cũng là phương thức cấp phép cho các ứng dụng được giao tiếp và trao đổi dữ liệu với nhau qua chúng. Giá trị trả về cho người dùng lại ở dạng JSON hoặc XML qua HTTP hoặc HTTPS.
Web Service Api là gì?
Khi bạn nhập một tin nhắn gửi về một máy tính khác qua đường tuyền mạng đó gọi là Web Service Api. Chúng cho phép máy tính truyền tin nhắn dưới dạng format dữ liệu mà người dùng biên soạn đến máy chủ thứ hai. Quá trình gửi và phản hồi ngược lại đều nhờ có Web Service Api, đặc biệt chúng đều sử dụng giao thức HTTP để trao đổi với nhau. Một điều khá thú vị khi máy chủ thứ hai phản hồi về máy chủ thứ nhất lại theo một format khác nhau, không cố định.
Api Testing là gì?
Quá trình kiểm tra các tính năng, hiệu suất hay bảo mật của Api được gọi là Api Testing. Đây là dạng phầm mềm giúp nhà phát triển quan sát trực tiếp những phần thiếu sót của Api. Bổ sung nhanh chóng nhằm nâng cấp trải nghiệm của người dùng. Các bước hoạt động của Api như điều kiện đầu vào, dữ liệu trả về hay cập nhật cấu trúc dữ liệu đều được Api Testing quản lý.
Tích hợp Api là gì?
Tích hợp trong Api là khả năng thu thập dữ liệu từ mọi trang Web hay ứng dụng trên các thiện bị điện tử thông minh. Nhưng trong đó cũng có nhiều giới hạn mà người dùng đề ra để đảm bảo an toàn, giống như cột mốc để Api không chắt lọc lẫn phải phần dữ liệu đó. Tích hợp có chọn lọc giúp Api đóng một vị thế quan trọng trong việc giúp máy chủ tổng hợp thông tin.
Kết nối Api là gì?
Công đoạn tải ảnh lên Facebook, Instagram hay Twitter chính là kết nối Api. Chúng là giao thức liên kết giữ một thư viện trong điện thoại, máy tính, thiết bị thông minh với các ứng dụng cài đặt trong máy. Khi tiến hành liên kết các bạn thường sẽ gặp câu hỏi “Facebook/Instagram muốn kết nối với thư viện ảnh của bạn, bạn có đồng ý không?” Để xác thực quá trình liên kết này chỉ cần nhấn nút “ok” là các bạn đã hoàn thành quá trình kết nối Api.
Google Map Api là gì?
Xây dựng trên nền tảng ứng dụng miễn phí cho người dùng do Google phát hành. Google Map Api cấp phép cho người dùng những tính năng cực kì hưu ích như chỉ đường, tìm đường hay tìm chính xác vị trí.. Đây là phiên bản nâng cấp mới của Api có sự cộng tác của phần mềm định vị trên thiết bị di động và máy tính. Nếu muốn tận hưởng hết các tính năng của chúng cần bỏ ra một khoản phí khá lớn. Nhưng lợi ích mà chúng đem lại rất xứng đáng với chi phí đầu tư.
Api Android là gì?
Api Android giúp hai ứng dụng có thể trao đổi dữ liệu với nhau sau khi cấp phép, tương tự như kết nối Api vậy. Ở đây chúng vận hành theo mối liên kết dựng sẵn, ví dụ như việc bạn có thể đọc tin nhắn trong máy qua ứng dụng Messenger hay Zalo. Mà không nhất thiết phải thoát ra để kiểm tra tin nhắn, rất tiện lợi. Thanh kết nối Api Android sẽ truyền toàn bộ dữ liệu dưới dạng văn bản thành bóng chat kèm tiếng thông báo để người dùng dễ nhận biết.
Api Management là gì?
Nền tảng quản lý phần mềm hay dịch vụ tiện ích hiện nay đều cần dùng đến Api Management. Platform này giúp người dùng nhanh chóng tạo dựng một trình quản lý cơ bản với đầy đủ các chức năng cần thiết và không quá phức tạp. Đặc biệt, chúng được Api Testing giám sát liên tục về các gói dịch vụ ban hành và bảo mật nên rất an tâm khi sử dụng. Api Management cực kì thân thiện với người dùng, khi có nhu cầu nâng cấp trải nghiệm có thể mở rộng cấu trúc một cách dễ dàng.
Hy vọng những chia sẻ về Api ở nội dung trên sẽ giúp bạn đọc có thêm một lượng kiến thức hữu ích về chúng. Đây là nền tảng đầu tiên để bạn hiểu và phục vụ cho việc phát triển một Website hay ứng dụng. Tạo dựng được những cơ sở dữ liệu, mối liên kết xử lý thông tin mật thiết với trang thiết bị điện tử. Cảm ơn vì đã theo dõi nội dung bài viết này, chúc các bạn có một ngày mới vui vẻ!