Hàng hóa là gì?

Hàng hóa ra đời đánh dấu một cột mốc phát triển mới cho xã hội loài người. Qua từng thời kì chúng được dùng để trao đổi như thể tiền tệ, nhằm mục đích thu về những thứ mà chúng ta chưa thể tự làm được và đối phương cũng vậy. Bên cung và bên cầu đáp ứng thị hiếu của nhau để đảm bảo sự sinh tồn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Vậy thế nào là hàng hóa? Thắc mắc này sẽ được Wiki.Com.Vn giải đáp cặn kẽ trong nội dung bài viết dưới đây!

Hàng hóa là gì?

Hàng hóa là sản phẩm dùng để trao đổi và mua bán trên thị trường. Chúng tồn tại dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể với mục đích thỏa mãn nhu cầu cá nhân hoặc đáp ứng nhu cầu sản xuất. Chúng là sản phẩm tạo ra từ quá trình lao động, sản xuất của con người. Dựa trên tính hữu dụng và độ khan hiếm để quyết định đến giá trị thực bằng tiền tệ hoặc số lượng hàng trao đổi.

Ví dụ về hàng hóa:

Điện thoại là một trong những hàng hóa hiện diện gần nhất với chúng ta. Chúng phục vụ cho việc tạo giá trị về kiến thức, giải trí, tiếp cận nội dung phong phú, đầy hữu ích. Tiết kiệm thời gian cho những hoạt động không nhất thiết cần có mặt. Không những thế, chúng còn được dùng để trao đổi và mua bán với nhau, đem lại giá trị kinh tế lâu dài.

Xe máy cũng là một ví dụ điển hình đại diện cho hàng hóa. Chúng giúp con người di chuyển nhanh chóng đến địa điểm cần đến. Thanh lý lại dưới dạng hàng hóa cho những người có nhu cầu và dùng giá trị thu về để nâng cấp phương tiện đi lại. Tại Việt Nam cũng mua bán xe máy dưới hình thức biển số đẹp với độ khan hiếm như ngũ quý, lộc phát, tiền tài. Hoặc dãy số tượng trưng cho năm sinh chủ nhân.

Nồi cơm điện cũng góp mặt trong ví dụ về hàng hóa. Chúng thay thế hoàn toàn phương pháp nấu cơm củi truyền thống, tiết kiệm sức lao động và thời gian. Ngoài ra chúng chứa nhiều tính năng hỗ trợ cho bữa ăn của con người thêm phần sáng tạo, thúc đẩy tư duy. Và hiển nhiên chỉ sở hữu được chúng thông qua việc trao đổi và mua bán.

Hàng hóa tiếng anh là gì?

Trong giao thương, đặc biệt là giao thương xuyên biên giới rất cần đến các từ vựng tiếng Anh để trao đổi. Từ Goods hay Commodities trong tiếng anh đều ám chỉ hàng hóa mà chúng ta đang nhắc đến. Từ Goods nói riêng là danh từ số nhiều được sử dụng khi nói nói về của cải, tài sản cá nhân. Commodities cũng tương tự như vậy, nhưng chung thiên hướng về các sản phẩm công nghiệp như dầu mỏ, khí đốt, than, thép xây dựng, ti vi, máy tính,…

Phân loại hàng hóa

Hàng hóa sẽ được phân loại dựa trên đặc điểm, thành phần, cấu tạo, công dụng và quy cách đóng gói để quyết định đến giá trị thực khi mua bán, trao đổi. Trong đó gồm những loại có giá trị cao, giá trị thấp thuộc quyền sở hữu của một cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp, nhà nước nào đó. Nhưng phải đảm bảo được yếu tố về sự tự do và đáp ứng đúng nhu cầu cần dùng của con người. Để bạn đọc hiểu rõ hơn hay quan sát các loại hàng hóa phổ biến sau:

  • Hàng hóa đặc biệt (Special Goods): Dựa trên nguy hại, khan hiếm, trình bảo quản để định giá.
  • Hàng hóa thông thường (Normal Good): Khi thu nhập con người tăng lên chúng cũng tăng theo.
  • Hàng hóa thứ cấp (Inferior Good): Khi thu nhập con người tăng lên chúng giảm xuống.
  • Hàng hóa hữu hình (Tangible Goods): Là hàng hóa có kích thước, trọng lượng, hình dáng cụ thể.
  • Hàng hóa vô hình (Intangible goods): Chúng không có hình dạng cụ thể nhưng vẫn có giá trị bằng tiền.
  • Hàng hóa công cộng (Public Goods: Là mặt hàng ai cũng có thể dùng được, quy tụ mọi tầng lớp xã hội.
  • Hàng hóa tư nhân (Private Good): Chúng bắt buộc phải mua và tiêu thụ bởi một cá nhân nào đó.

Thuộc tính cơ bản của hàng hóa

Hàng hóa được chia thành hai thuộc tính cơ bản là giá trị hàng hóa và giá trị sử dụng. Chúng được hình thành dựa trên các mối liên quan mật thiết với nhau. Trong đó có sự thống nhất và mâu thuẫn nhất định khiến con người vận động tư tưởng, trí óc để đồng bộ chúng nhiều nhất có thể. Để giả nghĩa cho câu hỏi giá trị hàng hóa là gì? Và giá trị sử dụng là gì? Mời bạn đọc theo dõi nội dung kế tiếp.

Giá trị sử dụng

Một mặt hàng thỏa mãn được nhu cầu sử dụng của con người, có khả năng nâng cấp và phát triển khi đợi sống nâng cao được gọi là giá trị sử dụng. Chúng sẽ tồn tại trong nhiều phương thức khác nhau. Nhưng người mua hoặc trao đổi có quyền sở hữu riêng và sử dụng tùy theo cách thức của họ. Chúng có thể mang tính chất thuộc quyền cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp và hàng hóa hữu hình là một ví dụ thực tế khi gợi nhắc về chúng.

Giá trị hàng hóa

Giá trị hàng hóa sẽ được tạo nên khi người sản xuất bỏ thời gian, công sức, tiền bạc và trí óc làm chúng. Đó chính là những yếu tố kết tinh được một mặt hàng mang giá trị liên quan mật thiết với người sản xuất. Nếu trao đổi chúng theo bất kì tỉ lệ nào đi chăng nữa, dù là 1:10. Thì hai mặt hàng đó vẫn mang giá trị tương xứng, không thua thiệt. Gióng như thể một viên kim cương hoàn thành chế tác có thể đổi được vô vàn mặt hàng giá trị như xe cộ, hàng điện tử, thực phẩm.

Mối quan hệ giữa hai thuộc tính

Như đã nhắc qua ở trên, sự thống nhất và mâu thuẫn chính là mối quan hệ giữa hai thuộc tính này. Chúng đều hiện hữu trong một loại hàng hóa cụ thể, khi mất đi giá trị sử dụng đồng nhía với việc chúng không còn giá trị được coi là hàng hóa. Và ngược lại khi cả hai cùng tồn tại mới giúp mặt hàng đó có giá trị và có mục đích sử dụng phục vụ cho con người. Đây cũng là câu trả lời ngắn gọn nhất cho câu hỏi vì sao hàng hóa có hai thuộc tính?.

Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

Sản xuất hàng hóa cũng có hai mặt của chúng dựa trên tính chất lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Chúng cũng tương tự như hai thuộc tính mà chúng ta vừa điểm qua, đều có mối liên kết chặt chẽ tạo nên giá trị của hàng hóa. Điểm khác biệt nằm ở sự phân định giữa hình thức cụ thể và hình thức quy chụp thành một thứ đồng nhất tạo ra bởi con người.

Lao động cụ thể

Lao động cụ thể định sẵn một ngành nghề riêng biệt. Sản phẩm và công cụ mà những người lao động thuộc chuyên môn này tạo ra đều gắn liền với nghề đó. Giả dụ như nghề thợ mộc tạo ra nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ bằng cưa, máy khoan, máy bào. Nghề may vá sản xuất ra quần áo, vải lụa và chăn màn bằng máy khâu, vải, kim chỉ. Thành phẩm dựa trên số lượng và nhu cầu của thị trường để tạo nên giá trị. Lao động cụ thể sẽ tồn tại xuyên suốt với mặt hàng mà tính chất này tạo ra.

Lao động trừu tượng

Có một điểm chung để hình thành nên tính chất này, rất dễ nhận biết. Đó là chúng đều tiêu hao công sức, chi phí và thời gian của con người mới sản xuất được, nên gọi chung là lao động trừu tượng. Chúng đặt nền móng cho việc trao đổi vật phẩm do lao động cụ thể tạo ra. Nếu không có chúng thì lao động cụ thể sản xuất ra hàng hóa chỉ sử dụng với mục đích cá nhân, thừa hưởng độc lập trên công sức lao động của người làm. Từ việc quy chụp của lao động trừu tượng sẽ tạo ra giá trị tương xứng là tiền, vật chất.

Hỏi/Đáp mở rộng về hàng hóa

Kinh tế hàng hóa là gì?

Sự trao đổi hàng hóa đáp ứng thị hiếu của hai bên, trong đó có phân công lai động được gọi là kinh tế hàng hóa. Đối lập hẳn so với hình thức mưu cầu cá nhân bởi trong đó có yêu tố phục vụ cho con người, xã hội. Ví dụ như nhà bạn bán thịt, nhà đối diện bán rau. Có thể trao đổi hai mặt hàng này với nhau để bữa ăn thêm dinh dưỡng cho gia đình. Hình thức cộng sinh này đem lại giá trị tinh thần, ngược lại thành phẩm mà hai nhà trao đổi đều cân xứng theo giá thành nên hoàn toàn hợp lý.

Hàng hóa bổ sung là gì?

Hiểu đơn giản như việc bạn đi xe máy cần nguyên liệu là xăng để khởi động, thì xăng ở đây chính là hàng hóa bổ xung. Đối chiếu thêm sang thực tế như điều khiển và pin, điển thoại và phụ kiện. Chúng được mua hoặc nhập kèm theo hàng hóa khác vì có mức độ gắn kết mật thiết. Đặc biệt, hệ số co giãn chéo của hàng hóa bổ sung trên biểu đồ tiêu thụ luôn mang dấu âm.

Hàng hóa thay thế là gì?

Hàng hóa thay thế là mặt hàng có thể dùng và hoặc thay thế lẫn nhau bởi có cùng một công dụng, nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Chúng được biểu thị thông qua việc giá thành rẻ hơn hoặc chất lượng tốt hơn vật bị thay thế. Những mặt hàng thay thế này có sức ảnh hưởng rất lớn, chúng được cho là mức khoán “kịch sàn” cho giá bán trong thời điểm đó của vật bị thế. Thậm chí làm giảm đi lợi nhuận của các doanh nghiệp tạo ra chúng.

Thương mại hàng hóa là gì?

Việc chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu từ người bán sang người mua gọi là thương mại hàng hóa. Người mua sau khi hoàn thành giao dịch có quyền khai thác trên tài nguyên đó một cách hợp pháp để phục vụ cho nhu cầu đang cần đến. Hoạt động dưới hình thức trao đổi giữa hai hay nhiều người cùng một lúc. Trong đó sẽ bao gồm của cải, tiền bạc, kiến thức,…

Hàng tiêu dùng là gì?

Trong dây chuyền sản xuất hàng hóa tính riêng theo từng loại sản phẩm, mặt hàng đầu tiên đến mặt hàng cuối cùng được gọi chung là hàng tiêu dùng. Chúng vẫn thực hiện giao dịch dưới hình thức mua bán và trao đổi trong các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, trung tâm mua sắm. Đối với mặt hàng cuối cùng đóng vai trò làm nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm khác. Chúng luôn trong trạng thái được cập nhật, thay thế bằng những sản phẩm mới. Bắt kịp tiến độ tiêu thụ và chất lượng cuộc sống của con người.

Mong rằng những kiến thức bổ ích giải nghĩa cho câu hỏi hàng hóa là gì? Sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về thuộc tính và tính chất của hàng hóa. Có nhiều kinh nghiệm hơn trong kinh doanh để phát triển tư duy kèm giải pháp theo hướng hiệu quả nhất. Chuyên mục Là Gì của Wiki.Com.Vn luôn đem đến những điều thú vị xoay quanh cuộc sống thường nhật, đừng quên ghé thăm nhé mà bỏ lỡ chúng nhé. Cảm ơn vì đã theo dõi hết nội dung bài viết này!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Các bài viết trên wiki.com.vn được chia sẻ theo các kiến thức của cá nhân hoặc được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng internet nên rất khó tránh khỏi các sai sót, vậy nên nếu phát hiện ra các thông tin nào chưa chính xác trong bài viết, các vấn đề liên quan đến tính bản quyền, các thông tin sai lệch sự thật, các thông tin được cho là nhạy cảm hoặc ảnh hưởng đến cá nhân/tổ chức khác.. thì bạn vui lòng thông báo với mình qua email: info@wiki.com.vn nhé. Thanks !
ĐƯỢC YÊU THÍCH
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận