Bệnh giang mai là gì?

Hiện các bệnh liên quan đến vấn đề tình dục đang là tâm điểm nóng của xã hội, chúng có khả năng lây nhiễm nhanh chóng qua việc mua bán mại dâm hoặc tình dục không đảm bảo an toàn. Bệnh giang mai cũng là một trong những căn bệnh xuất phát điểm từ tình dục, chắc chắn nhiều người vẫn còn khá mông lung trước chúng. Vậy bệnh giang mai là bệnh gì? Biểu hiện và triệu chứng của bệnh giang mai như thế nào? Hãy cùng Wiki.Com.Vn tìm hiểu về bệnh giang mai trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Bệnh giang mai là gì?

Bênh giang mai là căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, chúng phát bệnh do xoắn khuẩn có tên khoa học là Treponema Pallidum gây nên. Chúng thâm nhập từ những thương tổn trước đó trên bộ phận sinh dục. Hoặc khi hai người thực hiện quan hệ bằng đường miệng, hậu môn. Những chất dịch tiết ra từ chất dịch gây bệnh ở vị trí nhiễm, có thể bị lây khi chạm vào. Phát hiện và có phương án điệu trị sớm sẽ giảm thiểu những biến chứng của căn bệnh này.

Bệnh giang mai tiếng anh là gì?

Trong tiêng Anh, bệnh giang mai được đặt với tên gọi Syphilis. Căn bệnh này có nhiều biểu hiện và cách lây nhiễm khác nhau. Các giai đoạn ủ bệnh thường rất khó phát hiện, vậy nên mọi người cần trang bị những kiến thích cấp thiết về chúng. Nhằm phòng tránh và có lối sống lành mạnh hơn.

Nguyên nhân bị giang mai

Bệnh nhân bị nhiễm giang mai do tiếp xúc với chất dịch chứa xoắn khuẩn Treponema Pallidum trên người nhiễm bệnh. Con đường lây nhiễm phổ biến là tiếp xúc với những vết tổn thương của người đã bị giang mai trong khi quan hệ tình dục không đảm bảo an toàn. Hoặc vi khuẩn có thể xâm nhập thông qua các vết thương hở. Trong trường hợp đang mang thai mà bị giang mai, nguyên nhân sẽ lây nhiễm từ mẹ con trong thai kỳ hoặc khi sinh nở.

Triệu chứng bệnh giang mai

Sau khi bị nhiễm khuẩn giang mai, vi khuẩn có thể ngủ yên trong cơ thể bệnh nhân trong vòng nhiều năm. Cũng giống các bệnh xã hội khác, biểu hiện của bệnh giang mai sẽ thay đổi theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể lẫn lộn. Thường thì giai đoạn đầu của bệnh chỉ là 1 vết loét nhỏ, vết loét có thể phát triển thêm một vài vết loét khác hoặc không. Đặc biệt là các vết loét này thường không đau và có thể bị ẩn trong bộ phận sinh dục.

Bệnh giang mai ở nam

Biểu hiện bệnh giang mai ở nam rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Chúng chỉ để lộ những mụn loét ở bao quy đầu hay xung quanh dương vật, bẹn… Đôi khi ở trực tràng và thường không gây đau rát hay ngứa, sau khoảng một vài tuần có thể tự khỏi. Chính vì vậy những biểu hiện này thường bị bỏ qua, dẫn đến việc người bị nhiễm không biết là mình đang bị bệnh và có thể làm lây nhiễm sang bạn tình.

Bệnh giang mai ở nữ

Có thể bạn không biết rằng âm đạo có cấu trúc rất phức tạp, đây là lợi thế lớn cho xoăn xuất phát triển và qua mắt được người bệnh. Một số dấu hiện giang mai ở nữ có thể quan sát bằng mắt thường như loét nhẹ ở môi lớn, môi nhỏ, bẹn hoặc xung quanh bộ phận sinh dục. Có trường hợp còn xuất hiện dấu hiệu tại trực tràng nhưng không có cảm giác khó chịu. Các vết thương nhỏ đó có thể tự lành lại trong thời gian ngắn nên càng khó nhận biết.

Bệnh giang mai ở trẻ nhỏ

Sản phụ khi bị bệnh giang mai có thể truyền cho thai nhi trong quá trình mang thai hoặc quá trình sinh nở. Nếu không được phát hiện và điều trị, thai nhi có nguy cơ chết lưu, sinh non và nhẹ cân. Thường thì trẻ sinh ra mắc bệnh giang mai đều không có triệu chứng để dễ nắm bắt. Nhưng lại để lại nhiều biến chứng tại các cơ quan như: Gan to, vàng da, sưng các tuyến, bất thường về xương, biến chứng ở não và thần kinh. Ảnh hưởng rất lớn đến tương lai con em nên phụ huynh cần hết sức chú ý.

Các giai đoạn của bệnh giang mai

Bệnh giang mai được chia thành 4 giai đoạn chính gồm: Ủ bệnh, dấu hiệu, tiềm ẩn và giai đoạn cuối. Các giai đoạn này sẽ chỉ cho chúng ta biết khi nào điều trị giang mai cho hợp lý và đâu là thời kì nguy hiểm nhất của giang mai. Hãy nắm bắt thật kĩ để nhận diện và có liệu pháp thiết thực.

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn đầu của bệnh giang mai, chúng sẽ ủ xoắn khuẩn Treponema Pallidum trong thời gian từ 10 ngày đến 3 tháng, kể từ lần tiếp xúc với mầm bệnh. Ở vùng háng bắt đầu xuất hiện bạch huyết, chúng bị phì đại lên rõ nét. Cơ quan sinh dục dần xuất hiện thêm những vết loét nhỏ ở mép, có tên gọi khác là dấu hiệu săng giang mai. Hơn nữa, sẽ có thêm vết trượt nông giống hình tròn, bầu dục kéo dài 6 tuần trở xuống. Đây không phải là dấu hiệu khỏi bệnh, mà là biểu biện chúng sắp bước sang giai đoạn 2.

Giai đoạn 2

Sau khi xuất hiện các vết loét nhỏ ở giai đoạn 1, thì sau khoảng 2 đến 10 tuần người bệnh ở giai đoạn này có thể có các triệu chứng như sau: Xuất các vết loét trong miệng, âm đạo hoặc hậu môn. Phát ban ở da gây ra vết loét nhỏ có màu nâu đỏ, rụng tóc, đau đầu, đau cơ, sốt, giảm cân… Có điều đặc biệt là bệnh nhận có điều trị hay không điều trị thì các triệu chứng này sẽ biến mất. Nhưng có thể các triệu chứng kéo dài đến một năm và thực tế vi khuẩn chưa hề biến mất khỏi cơ thể người bệnh.

Giai đoạn 3

Đây là giai đoạn tiềm ẩn, giai đoạn này rất ít người bị. Chúng ẩn mình rất kĩ trong vòng nhiều năm mà không để lộ ra triệu trứng hay dấu hiệu nào. Chính vì vậy mà có nhiều người ngỡ ngàng khi kết quả kiểm tra bệnh tình đã nằm ở giai đoạn cuối.

Giai đoạn 4

Ở thời kì cuối cùng của bệnh giang mai người dùng sẽ đối mặt với các triệu chứng rất nguy hiểm. Nghiêm trọng nhất là tổn thương hệ thần kinh và các cơ quan nội tạng phía trong cơ thể, dẫn đến tử vong. Chất lượng cuộc sống dần bị ảnh hưởng bởi dấu hiệu bệnh tật phát sinh thêm, kèm theo nhiều yếu tố suy giảm sức đề kháng khiến người bệnh sống trong lo lắng. Điều đáng nói ở đây nằm ở mốc thời gian chúng bùng nổ phải mất từ 10 đến 30 năm.

Tác hại của bệnh giang mai

Các giai đoạn của bệnh diễn ra lâu như vậy cũng để lại nhiều tác hại khôn lường cho người bệnh nếu không phát hiện và cứu chữa kịp thời. Bệnh này sẽ khiến nội tạng phía trong bị tổn thương nặng và có thể mất mạng. Các bệnh lý đi kèm như suy giảm thị giác, sa sút trí tuệ, tổn thương hệ thần kinh, tủy sống bị nhiễm trùng,… Ngoài ra còn nhiều căn bệnh quái ác từ triệu chứng, ảnh hưởng rất tiêu cực đến cuộc sống người bệnh.

Cách phòng tránh bệnh giang mai

Việc bệnh giang mai liên quan mật thiết đến hoạt động giải quyết sinh lý, cụ thể là tình dục. Đây chính là đầu mối quan trọng để chúng ta nhận thức được quan hệ tình dục an toàn quan trọng như thế nào. Dùng bao cao su và vệ sinh sạch sẽ trước khi làm chuyện ấy rất quan trọng, sẽ giúp loại bỏ đi những mầm bệnh gây hại. Chỉ nên quan hệ theo hình thức 1 vợ 1 chồng là an toàn nhất. Các mẹ nên đi khám phụ khoa thường xuyên để tránh bị bệnh làm ảnh hưởng tới thai kì.

Bệnh giang mai có chữa được không?

Chắc hẳn đây là câu hỏi khiến người mắc bệnh quan tâm nhất. Với tiến độ phát triển ngày càng vượt bậc của ngành y tế, bệnh giang mai có thể được chữa khỏi nên không cần quá lo lắng. Tuy nhiên không phải vì thế mà chủ quan không sử dụng các biện pháp quan hệ an toàn. Tỉ lệ người tái bệnh này đang nằm trong mức báo động. Khi tiếp xúc với người bệnh khác và bị giang mai trở lại, cách biến chứng sẽ nặng và khó phát hiện hơn lần đầu.

Cách điều trị bệnh giang mai

Nên phát hiện sớm và điều trị ngay từ giai đoạn đầu sẽ dứt điểm bệnh giang mai nhanh chóng. Tránh chọn phương pháp điều trị lâu dài, bởi chúng ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan trong cơ thể chúng ta. Người bị bệnh cần thăm khám tại cơ sở uy tín để xác định giai đoạn bệnh kèm phương án trị liệu thích hợp. Tránh sử dụng thuốc bày bán Online không rõ nguồn gốc, sẽ làm bệnh nặng hơn. Đặc biệt, bệnh giang mai có thể chữa tại nhà bằng liều lượng kháng sinh loại Penicillin kê bởi bác sĩ.

Hỏi/Đáp thêm về bệnh giang mai

Bệnh giang mai có dễ tái phát không?

Bệnh giang mai sau khi điều trị bằng phương pháp hợp lý sẽ không bị tái phát và giảm thiểu tác hại từ biến chứng trước đó. Thế nhưng một lần nữa Wiki.Com.Vn vẫn khuyên rằng không nên chủ quan, bởi căn bệnh này có nguồn lây nhiễm rất phức tạp. Thậm chí người bệnh còn không biết bản thân nhiễm chúng từ khi nào. Nên khi chưa xác định được độ an toàn, không nên quan hệ.

Mong rằng những kiến thức cơ bản chia sẽ về bệnh giang mai là gì? Sẽ mang đến cho bạn đọc thêm nhiều điều bổ ích hiểu hơn về giang mai. Cũng như cách né tránh an toàn nhất để không chịu sự giày vò của biến chứng. Cảm ơn vì đã theo dõi hết phần nội dung bài viết!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Các bài viết trên wiki.com.vn được chia sẻ theo các kiến thức của cá nhân hoặc được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng internet nên rất khó tránh khỏi các sai sót, vậy nên nếu phát hiện ra các thông tin nào chưa chính xác trong bài viết, các vấn đề liên quan đến tính bản quyền, các thông tin sai lệch sự thật, các thông tin được cho là nhạy cảm hoặc ảnh hưởng đến cá nhân/tổ chức khác.. thì bạn vui lòng thông báo với mình qua email: info@wiki.com.vn nhé. Thanks !
ĐƯỢC YÊU THÍCH
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận