Lạm phát là gì?

Là học sinh, sinh viên ít nhiều các bạn đã từng nghe về cụm từ lạm phát nhưng không phải ai cũng hiểu hết về chúng. Tình trạng lam phát vẫn diễn ra hàng ngày làm thay đổi rất lớn về mặt kinh tế, trở thành tâm điểm bàn luận của xã hội khi nền kinh tế biến động. Vậy lạm phát là gì? Lạm phát tốt hay xấu? Hãy cùng Wiki.Com.Vn tìm hiểu định nghĩa lạm phát và những vấn đề liên quan trong nội dung bài viết dưới đây:

Lạm phát là gì?

Khái niệm về lạm phát có thể được định nghĩa đơn giản. Đó là sự tăng trưởng mức giá chung liên tục của hàng hóa hoặc loại hình dịch vụ. Chúng làm mất đi giá trị của tiền tệ, sức mua giảm hơn trước đây nếu tính trên một đơn vị. Điều này tác động nhiều mặt đến nền kinh tế của một quốc gia và phạm vi sử dụng loại tiền tệ đó.

Ví dụ về lạm phát

Năm 2015 bạn mua một ổ bánh mì Pate với giá 10.000 VNĐ, nhưng khi bước sang 2022 chúng có thể phải mua với mức giá 15.000 VNĐ đến 20.000 VNĐ. Sự chênh lệch rõ ràng này chính là biểu hiện của việc đồng tiền mất giá trị do quá trình lạm phát thông qua từng năm.

Phân loại lạm phát

Lạm phát phân thành nhiều loại khác nhau nhằm biểu thị cho mức độ, tính chất của việc lạm phát. Chúng được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm theo từng năm từ 0% – trên 1000%, dưới 3 hình thức chính kèm 2 tính chất tiêu biểu, bao gồm:

Lạm phát tự nhiên (Dưới 10%)

Đây là mức độ lạm phát có thể chấp nhận được, chúng biểu thị cho nền kinh tế đang trong đà phát triển bình thường. Trong đó, những rủi ro và đời sống của nhân dân quốc gia đó đều nằm trong mức hạn chế. 10% này biểu thị cho nhu cầu của thị trường đang tăng, nên mức giá có phần thay đổi nhẹ.

Lạm phát phi mã (10% – 1000%)

Khi mức giá chung của mặt hàng và dịch vụ tăng phần trăm từ 2 – 3 con số trở lên được gọi là lạm phát phi mã. Tình trạng này thể hiện một quốc gia đang trong tình trạng khủng hoảng về kinh tế, mức độ tăng trưởng tự nhiên thấp, số lượng tiền tệ nhiều hơn mặt hàng cần sử dụng. Tình trạng này đã từng diễn ra tại Việt Nam nhưng năm 1986 – 1988 khi lạm phát phi mã chạm mốc 402,1% trên 1 năm.

Siêu lạm phát (Trên 1000%)

Siêu lạm phát là tình trạng giá cả của hàng hóa tăng đột biến trong thời gian ngắn, có thể lên đến 50% so với mức giá ban đầu. Thường thì chúng chỉ xuất hiện tại các quốc gia xảy ra bạo loạn, chiến tranh hoặc kinh tế mất cân đối trầm trọng. Mức sống của người dân giảm mạnh do không có khả năng chi trả được giá thành của mặt hàng tiêu dùng. Chúng từng xảy ra ở các nước Mỹ Latinh năm 1980.

Lạm phát dự kiến (Tính chất)

Lạm phát dự kiến là tình trạng lạm phát ảnh hưởng không đáng kể đến nền kinh tế. Đây là hoạt động đoán trước của một các nhân, doanh nghiệp, tổ chức về mức giá sẽ tăng trưởng hoặc giảm sút của một loại sản phẩm nào đó. Nhằm điều chỉnh chi phí sản xuất, nguồn nguyên liệu phù hợp với thị hiếu của thị trường.

Lạm phá ngoài dự kiến (Tính chất)

Khác với kiểu tính chất lạm phát trên, lạm phát ngoài dự kiến xảy ra tự nhiên và không đoán trước được. Chúng chịu ảnh hưởng từ nhiều tác nhân trong hoặc ngoài nền kinh tế của một quốc gia nào đó. Giả dụ như nhu cầu sử dụng sản phẩm tăng mà số lượng không đáp ứng đủ, đồng nghĩa với việc phải tăng mức giá sản phẩm đó, tạo tính cạnh tranh và ngược lại cũng vậy.

Nguyên nhân gây ra lạm phát

Nguyên nhân gây lạm phát bắt nguồn từ nhiều yếu tố, trong đó lạm phát do cầu kéo và chi phí đẩy là hai nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát. Những đồng tiền đến từ quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh, có thể mua được nhiều món hàng khác nhau tại đa quốc gia, điển hình như đồng đô Mỹ. Còn những nước có nền kinh tế yếu kém hoặc đang trong đà phát triển. Cần bỏ ra rất nhiều khoản phí để sở hữu được một món hàng nên mới dẫn đến tình trạng lạm phát dưới nhiều hình thức.

Lạm phát do cầu kéo

Nguyên nhân này xảy ra khi các hoạt đống sản xuất sản phẩm và dịch vụ không đáp ứng được thị hiếu của người dân. Hiểu đơn giản hơn là việc nhu cầu tăng nhanh chóng nhưng khả năng cung cấp của thị trường không đủ. Do các yếu tố ảnh hưởng đến tiền tệ như tăng đầu tư, giảm tiết kiệm, tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu.

Lạm phát do chi phí đẩy

Doanh nghiệp sản xuất luôn phải chịu nhiều khoản phí khác nhau như thuế, chi phí nhập nguyên liệu, chi phí nâng cấp cơ sở hạ tầng, chi phí chi trả tiền lương nhân viên,… Đây là các yếu tốt bắt buộc doanh nghiệp phải tăng giá sản phẩm để lợi nhuận thu về đảm bảo an toàn. Chính vì vậy mà mức giá chung của sản phẩm bày bán trên thị trường cũng đồng loạt tăng theo. Đây chính là biểu hiện của việc lạm phát do chi phí đẩy.

Lạm phát do cơ cấu

Việc lạm phát do cơ cấu phát sinh thường bắt gặp ở các doanh nghiệp hoạt động trong mô hình kinh doanh yếu kém, không đảm bảo được lợi nhuận. Nguồn nhân lực của họ sau khoảng thời gian gắn bó dài tối thiểu phải tăng lương để khích lệ tinh thần và phục vụ thêm lau hơn. Thế nhưng, việc nguồn thu không đạt chỉ tiêu dẫn đến hiện tượng tăng giá sản phẩm sản xuất. Để đảm bảo lợi nhuận nhằm chi trả cho nhân viên, dẫn đến lạm phát cơ cấu.

Lạm phát tiền tệ

Khác với các kiểu lạm phát trên, lạm phát tiền tệ chịu tác động từ ngân hàng là chính. Hoạt động mua ngoại tệ với mục đích giữ giá trị đồng tiền trong nước. Hoặc cũng có thể do ngân hàng mua trái yêu cầu nhà nước, khiến số lượng tiền tệ lưu thông tăng mới xảy ra hiện tượng lạm phát tiền tệ.

Ảnh hưởng của lạm phát  lạm phát là tốt hay xấu

Lạm phát tốt hay xấu? Chắc chắn là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc trước tình hình vật giá leo thang. Thực tế, việc lạm phát diễn ra khiến nền kinh tế được tác động bởi hai mặt gồm tích cực, và tiêu cực. Chúng còn dựa theo cách thức mà chúng xảy ra để đánh giá và ngăn chặn.

Mặt tích cực của lạm phát

Nếu lạm phát tăng trưởng ở mức tự nhiên dưới 10% như chúng ta vừa tìm hiểu ở trên. Chúng sẽ thúc đẩy các hoạt động tạo thu nhập như đầu tư, kích thích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm và tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động. Kéo theo nhiều lĩnh vực kém phát triển được ưu tiên nhiều mặt . Nhằm nâng đỡ và phát triển bền vưng hơn về nguồn lực, thu nhập.

Mặt tiêu cực của lạm phát

Xét về mặt tiêu cực khi lam phát bị lạm dụng quá nhiều có thể dẫn đến việc nền kinh tế bị suy thoái do lãi suất tăng, xuất hiện nạn thất nghiệp. Khả năng chi trả của người dân bị bó hẹp do nguồn thu nhập không đủ, khiến chất lượng cuộc sống giảm sút. Thêm vào đó, lạm phát còn khiến cho xã hội phân chia thành nhiều giai cấp khác nhau do thu nhập không bình đẳng. “Người giàu càng giàu, người nghèo càng nghèo”, giá cả đẩy nhanh chóng mặt khiến thị trường mất cân đối nghiêm trọng.

Rủi ro lạm phát

Lạm phát chứa nhiều rủi ro khiến nền kinh tế của một quốc gia có thể phá sản nhanh chóng. Sức mua của đồng tiền giảm sút, khoản đầu tư hiện tại không đạt kì vọng trong tương lai. Khiến tình trạng lạm phát ngày càng tăng mạnh một cách đột biến. Những khoản lợi nhuận bị suy thoái trầm trọng nằm ngoài dự kiến, khiến các hoạt động kinh doanh, đầu tư ít đi. Kéo theo việc làm trở nên khan hiếm, thị trường khó phát triển dẫn đến thế chấp tài sản, chìm trong khoản nợ do việc làm ăn thua lỗ.

Tình trạng lạm phát ở Việt Nam

Việt Nam chúng ta cũng xuất hiện việc lạm phát nhưng không đáng kể, chúng vẫn nằm trong sự kiểm soát của nhà nước với nhiều phương án phòng bị hiệu quả. Nên được các nước phát triển đánh giá cao về khả năng quản lý kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực. Tình trạng lạm phát tại Việt Nam đang nằm ở mức độ tự nhiên khi mọi thứ không vượt quá 10%, thấm chí còn rất thấp khi CIP bình quân năm 2021 tăng chứa đến 1%.

Mong rằng những thông tin cần thiết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về lạm phát là gì? Bạn sẽ cảm thấy dễ hiểu hơn về những sự kiện tăng giảm giá thành trên thị trường và những ảnh hưởng mà lạm phát đem lại. Đừng quên ghé thăm Wiki.Com.Vn để tiếp thêm nhiều kiến thức bổ ích xoay quanh cuộc sống. Cảm ơn vì đã theo dõi hết phần nội dung bài viết này!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Các bài viết trên wiki.com.vn được chia sẻ theo các kiến thức của cá nhân hoặc được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng internet nên rất khó tránh khỏi các sai sót, vậy nên nếu phát hiện ra các thông tin nào chưa chính xác trong bài viết, các vấn đề liên quan đến tính bản quyền, các thông tin sai lệch sự thật, các thông tin được cho là nhạy cảm hoặc ảnh hưởng đến cá nhân/tổ chức khác.. thì bạn vui lòng thông báo với mình qua email: info@wiki.com.vn nhé. Thanks !
ĐƯỢC YÊU THÍCH
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận