ISO là gì?

Các sản phẩm có gắn mác đạt chuẩn ISO đều được ưu chuộng và có lượng tiêu thụ rất nhanh chóng trên thị trường. Chúng tượng trưng cho mặt hàng đảm bảo đầy đủ nhiều yếu tố tốt nhất đến cho người dùng. Thế nhưng vẫn có nhiều người hoang mang về ISO là gì? ISO là tiêu chuẩn gì? Các tiêu chuẩn của tổ chức ISO áp dụng cho những lĩnh vực nào? Vậy hãy cùng tìm hiểu khái niệm về ISO được Wiki.Com.Vn tổng hợp chi tiết ngay dưới đây nhé!

ISO là gì?

ISO là từ viết tắt của “International Organization for Standardization” – Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. Đấy là tổ chức được sáng lập bởi Hiệp hội ô tô quốc tế với 162 thành viên đại điện cho các quốc gia khác nhau. Hoạt động dưới hình thức độc lập phi chính phủ, đây được coi là “cái nôi” của các tiêu chuẩn quốc tế đầy khắt khe. Nhằm bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, cung cấp sản phẩm an toàn và chất lượng, ít sai sót. Tạo tiền đề phát triển thương mại đa quốc gia, xác lập thị trường mới.

Chứng nhận ISO là gì?

Nếu một doanh nghiệp sản xuất đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm. Và có hệ thống quản lý phù hợp với các yêu cầu, sẽ được tổ chức chứng nhận đánh giá cấp giấy chứng nhận IOS. Tất nhiên đơn vị cấp giấy chứng nhận phải được cấp phép bởi Bộ khoa học Công nghệ của lĩnh vực đó. Chứng nhận có hiệu lực trong vòng 3 năm với thời hạn giám sát là 12 tháng.

Tiêu chuẩn ISO là gì?

Các điều khoản được xây dựng và ban hành trong tổ chức ISO được gọi là tiêu chuẩn ISO. Chúng nhận được sự đồng thuận của các thành viên có nền kinh tế lớn mạnh hàng đầu, nên có hiệu lực trên toàn thế giới. Các sản phẩm đật tiêu chuẩn ISO có giá trị rất cao, tương đương với chất lượng đáp ứng được những tiêu chí của người dùng. Chính vì việc hoạt động theo quy tắc đề ra ban đầu nên tổ chức ISO hoạt động cực kì bền vững.

Hệ thống ISO là gì?

Hệ thống ISO là bộ máy hoạt động bởi 162 thành viên gồm hội viên, thành viên thường trực và thành viên đăng kí. Tạo thành vòng tròn đánh giá chất lượng của sản phẩm tiêu dùng với tiêu chuẩn riêng. Họ có quyền cấp phép và theo dõi sau quá trình cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp. Đây được đánh giá vừa là thách thức, vừa là cơ hội khi được kiểm duyệt bởi một nhà phát triển lớn mạnh nhất thế giới trong thời điểm hiện tại.

Quy trình ISO là gì?

Quá trình thực hiện những yêu cầu của ISO trong hệ thống quản lý theo trình tự rõ ràng. Hoạt động sản xuất các sản phẩm minh bạch, đáp ứng tiêu chuẩn của tổ chức ISO được gọi là quy trình ISO. Điều này giúp cho mỗi thành viên trong tổ chức biết được công việc cụ thể và các bước tiến hành ra sao. Tránh mơ hồ trong quá trình làm việc không đạt được kết quả như mong muốn. Kiểm soát chặt chẽ được tiến độ và chất lượng công việc.

Những thắc mắc xoay quanh các tiêu chuẩn ISO

Kể từ thời điểm sáng lập cho tới nay, tổ chức ISO đã đề ra hơn 22.000 tiêu chuẩn khác nhau cho những thứ liên quan mật thiết tới đời sống con người. Chúng được thực hiện nghiêm ngặt bởi các đơn vị tại đa quốc gia trên thế giới có cấp phép tại vị trí hoạt động, bao gồm có Việt Nam. Đóng vai trò như một “thước đo” cho các doanh nghiệp. Tiếp theo là các tiêu chuẩn ISO phổ biến nhất cho các lĩnh vực đầu ngành của từng quốc gia.

ISO 9001 là gì?

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 là tiêu chuẩn áp dụng cho mọi doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trên mọi lĩnh vực. Phiên bản đầu tiên là ISO 9001:1987 đến nay dừng chân ở ISO 9001:2015 ban hành vào ngày 24/9/2015. Tiêu chuẩn này dùng để quản lý chất lượng trong thiết kế và các quy trình diễn ra như thế nào. Nhằm nâng cấp trải nghiệm của khách hàng, chất lượng sản phẩm.

ISO 9000 là gì

ISO 9000 khác với ISO 9001 ở chỗ chúng là tiêu chuẩn đề ra khái niệm, nguyên tắc, ngôn ngữ cốt lõi của bộ tiêu chuẩn 9000. Cơ sở để hình thành các tiêu chuẩn khác trong hệ thống quản lý của tổ chức này. Chứng chỉ ISO ban phát đều phải thông qua ISO 9000 để xác minh và đánh giá cặn kẽ. Điều này sẽ giúp International Organization for Standardization” thu hút giá trị của các tiêu chuẩn khác.

ISO 14001 là gì?

Tiêu chuẩn ISO 14001 là hệ thống quản lý môi trường áp dụng trên mọi quy mô với từng doanh nghiệp, tổ chức. Tiêu chuẩn kép để đưa ra phương hướng sản xuất không ảnh hưởng đến môi trường nơi hoạt động. Những hoạt động xử lý chất thải đều phải được vận hành dưới quy trình kiểm soát chặt chẽ. Mục đích là để giảm thiểu tối đa các tác nhân gây hại đến môi trường.

ISO 13485 là gì?

Các dịch vụ y tế, thiết bị trong ngành y tế đều được thực hiện và kiểm tra dưới tiêu chuẩn ISO 13485. Ban hành với mục đích giảm thiểu những rủi ro không đáng có từ sản phẩm y tế, tạo độ an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân. Thực hiện tiêu chuẩn ISO 13485 phải trải qua tổng cộng 11 bước trong 91 ngày, tương đương với 3 tháng kiểm tra liên tục bởi tổ chức ISO. Nếu đạt đủ chỉ tiêu sẽ giúp nâng cao thương hiệu và tăng lợi nhuận đáng kể.

ISO 15189 là gì?

Tiêu chuẩn ISO 15189 cũng liên quan mật thiết với ngành y tế. Chúng tập chung đánh giá về chuyên môn, năng lực của các phòng xét nghiệm bệnh lý. Bao gồm cách quản lý, kĩ thuật, dịch vụ, cơ sở hạ tầng,… Bộ tiêu chuẩn này sẽ đảm nghiệm tính chính xác của những lần xét nghiệm cho bệnh nhân. Tạo sự tin tưởng và tiết kiệm thời gian cho nhiều công đoạn.

ISO 22000 là gì?

Sản xuất và chế biến thực phẩm sẽ thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 22000. Chúng là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm áp dụng trên toàn cầu. Để nhận được chứng chỉ ISO 22000 các đơn vị phải thực hiện nghiêm ngặt tuyệt đối, về độ an toàn của sản phẩm tiêu dùng qua các khâu sản xuất dưới mọi hình thức thực hiện.

ISO 26000 là gì?

Các vấn đề về trách nghiệm an sinh cho xã hội sẽ do tiêu chuẩn ISO 26000 đảm nghiệm. Bộ chứng chỉ này quan tâm mật thiết với người tiêu dùng. Đối với tổ chức dứt điểm được các hành vi bóc lột về kinh tế, sức lao động. Và thực hiện chúng một cách thiết thực, công tâm. Giải quyết các bấn đề cốt lõi trong xã hội, cam kết thực hiện rõ ràng, có hiệu quả. Thúc đẩy cách hành xử có trách nghiệm sẽ được nhận giấy chứng chỉ ISO 26000.

ISO 45000 là gì?

Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như xây dựng, vận tải, khai thác chế biến,… Có nguồn nhân lực phục vụ đông đảo, cần có giấy chứng nhận ISO 45000. Bởi đây là ngành nghề chứa nhiều rủi ro nhất, dễ gặp các vấn đề tai nạn nghề nghiệp hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ. Hệ thống quản lý sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp này sẽ đóng vai trò đảm bảo an toàn cho nơi mà người lao động làm việc. Tạo môi trường hoạt động chuyên nghiệp, lành mạnh.

ISO 50001 là gì?

ISO 50001 là Hệ thống quản lý năng lượng của tổ chức ISO, ban hành với mục đích giảm chi phí và tiêu hao năng lượng tại đa quốc gia. Chúng sẽ lập quy trình sử dụng năng lượng theo mô hình PDCA (Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến). Nhằm tăng cường hiệu quả năng lượng, giảm hiệu ứng nhà kính và bảo vệ môi trường. Yêu cầu các tổ chức thực hiện phải cam kết về chính sách năng lượng đề ra. Đánh giá dựa trên kết quả đầu ra dưới mọi hình thức triển khai hoạt động.

Mong rằng nội dung bài viết trên sẽ truyền tải nhiều kiến thức bổ ích về ISO là gì? Giúp các doanh nghiệp và bạn đọc biết thêm các tiêu chuẩn trong hệ thống của tổ chức ISO. Qua đó có thể biết được đâu là tiêu chuẩn chứng nhận phù hợp với hoạt động doanh nghiệp của mình. Cảm ơn vì đã theo dõi hết bài viết này trong chuyên mục Là Gì của Wiki.Com.Vn.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Các bài viết trên wiki.com.vn được chia sẻ theo các kiến thức của cá nhân hoặc được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng internet nên rất khó tránh khỏi các sai sót, vậy nên nếu phát hiện ra các thông tin nào chưa chính xác trong bài viết, các vấn đề liên quan đến tính bản quyền, các thông tin sai lệch sự thật, các thông tin được cho là nhạy cảm hoặc ảnh hưởng đến cá nhân/tổ chức khác.. thì bạn vui lòng thông báo với mình qua email: info@wiki.com.vn nhé. Thanks !
ĐƯỢC YÊU THÍCH
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận