Server là gì?

Việc công nghệ thông tin ngày càng phát triển, khiến con người tiếp cận chúng một cách dễ dàng, tiện lợi. Những lại quên mất không tìm hiểu những kiến thức căn bản về Server điều hành những tính năng mà họ đang trải nghiệm. Đây là điểm thiếu xót trầm trọng khi tiếp xúc có cơ hội với phương thức quản lý bằng hệ thống máy tính hiện đại của các doanh nghiệp, sẽ trở nên mơ hồ. Vậy Server là gì? Có những loại Sever nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây!

Server là gì?

Server hay còn gọi với cái tên khác là máy chủ, bao gồm phần cứng và phần mềm. Hoạt dộng nhờ kết nối mạng máy tính hoặc Internet. Chúng đảm nhiệm chức năng cung cấp các gói dịch vụ, tài nguyên cho nhiều máy tính khác truy cập và lưu trữ thông tin trên máy tính. Ngoài ra, tính năng ưu việt như tốc độ xử lý dữ liệu nhanh chóng giúp ích rất nhiều cho con người trong công việc.

Các loại máy chủ (Server) phổ biến

Trong Server được chia thành nhiều dạng máy chủ khác nhau với nhiều tính năng riêng biệt. Nếu chỉ dừng lại ở định nghĩa thì chúng chưa thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Vậy nên các loại máy chủ khác nhau dần ra đời và phục vụ đa dạng mục đích sử dụng. Áp dụng đa dạng cho nhiều môi trường công việc yêu cầu tính chuyên dụng. Trong đó gồm các máy chủ Server như:

Máy chủ riêng (Dedicated Server)

Máy chủ riêng có tên gọi trong tiếng Anh là Dedicated Server, chạy hoàn toàn trên ổ cứng với nhiều thiết bị hỗ trợ riêng. Bởi vậy mà khi có nhu cầu nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình cho máy chủ riêng, cần những linh kiện có liên quan với chúng. Mặt khác, dùng máy chủ riêng sẽ không bị hạn chế về mặt tài nguyên, đáp ứng tốt không gian lưu trữ, băng thông ổn định và có độ bảo mật cao. Tính năng quản lý tử xa giúp người dùng dễ dàng xuất dữ liệu dễ dàng, an toàn.

Máy chủ ảo (Virtual Server)

Máy chủ ảo được nhân bản từ Server vật lý thành nhiều máy chủ riêng. Chúng tương tự như dạng máy chủ trên khi sở hữu hệ thống tách biệt. Hệ điều hành này có toàn quyền giám sát và khởi chạy lại hệ thống của máy tính. Chúng dành riêng cho những doanh nghiệp có quy mô nhỏ cần đến máy chủ riêng. Đáp ứng được yêu cầu về khả năng kiểm soát từ xa, xây dựng Web, sao lưu dữ liệu và Email trong các File của máy chủ ảo rất nhanh chóng, tiện lợi.

Máy chủ đám mây (Cloud Server)

Máy chủ đám mây xây dựng trên cơ sở hạ tầng ảo, vẫn có khả năng lưu trữ và sao lưu thông tin cho người dùng. Các phân chia y và tác vụ hệt như máy chủ ảo nhưng chúng được dùng dưới hình thức cho thuê như một phần mềm. Việc sử dụng máy chủ đám mây thuận tiện hơn rất nhiều, tiến kiệm thời gian và chi phí cho những người có nguồn vốn hạn hẹp.

Máy chủ Web (Web Server)

Máy chủ Web chính là kho dữ liệu không lồ của Internet, chúng được tập hợp bởi mạng lưới máy trên thế giới. Ở đây, các máy tính sẽ có địa chỉ IP riêng đánh dấu theo nhiều dạng ngôn ngữ lập trình khác nhau. Web Server có dung lượng khủng hơn các máy chủ trên, tốc độ sử lý và cung cấp dữ liệu cũng vậy. Chúng luôn trong trạng thái hoạt động liên tục để các máy tính dưới quyền vận hành trơn tru.

Máy chủ dữ liệu (Data Server)

Máy chủ cơ sở dữ liệu thuộc dạng Server thiết kế riêng cho đặc thù công việc, cách thức hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Một số phầm mềm sẽ được cài đặt đi kèm dễ bắt gặp như SQL server, mySQL, Oracle,… Sẽ hỗ trợ mô hình quản lý sao lưu, xử lý, sửa chữa và lưu trữ dữ liệu tốt hơn khi hoạt động trên các hệ điều hành khác nhau của máy tính.

Máy chủ Gmail (Gmail Server)

Máy chủ Gmail dùng để gửi Mail chứa Link đính kèm, file hình ảnh, văn bản với dung lượng lớn mà không giới hạn số lượng. Hoạt động được khi kết nối với Internet và hoàn toàn miễn phí. Ưu điểm của chúng nằm ở tốc độ chuyển phát đến IP máy chủ, thiết bị khác rất nhanh. Ngoài ra, khi có nhu cầu chuyển đổi doanh nghiệp Gmail sẽ hỗ trợ toàn diện.

Máy chủ DNS (DNS Server)

Hệ thống phân giải tên miền được gọi ngắn gọn là DNS Server, chúng hoạt động với vai trò liên kết các thiết bị mạng với nhau để gắn địa chỉ IP. Bởi vậy mà mỗi một tên miền của trang Web khi được máy chủ DNS phiên dịch, sẽ thành dạng gồm 4 nhóm số khác nhau tượng trưng cho tên miền đó. Máy chủ DSN còn giống như sợi dây kết nối vô hình giữa máy chủ và máy khách, các thứch khởi đầu quan trọng trong quá trình sử dụng sau khi xác lập kết nối.

Máy chủ DHCP (DHCP Server)

Các địa chỉ IP mà chúng ta vừa nhắc đến đều được cung cấp tự động và quản lý bởi DHCP Server (Giao thức cấu hình máy chủ). Điều này sẽ giúp chi địa chỉ IP của các trang Web không bị trùng lặp nhau, băng thông luôn trong tình trạng ổn định tốt. Các hoạt động quản lý trong công việc của người dùng diễn ra theo trình tự khoe học, không bị nhầm lẫn. Đặc biệt, địa chỉ IP có thể thay đổi nếu có nhu cầu nâng cấp cơ sở hạ tầng.

Máy chủ FTP(FTP Server)

Máy chủ FTP là giao thức chuyển nhượng tập tin, ngầm hiểu rằng các file thông tin giữa hai máy tính có thể chia sẻ được cho nhau qua mạng Internet. Chúng dùng để thay thế các kiểu máy chủ truyền dữ liệu mất thời gian, bằng cách thức chủ độn hóa khi người dùng sao chép tập tin. Các tập tin có dung lượng lớn đều có thể gửi qua máy chủ FTP giống như Máy chủ Gmail.

Vai trò của máy chủ (Server) là gì?

Máy chủ (Server) đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ vào bảo quản thông tin. Chúng hoạt động liên tục trong thời gian dài với nhiệm vụ cung cấp, xử lý thông tin cho người dùng. Chỉ ngừng lại khi gặp sự cố, cần bảo trì để sửa chữa. Đây được cho là công cụ không thể thiểu để điều hành hệ thống quản lý của doanh nghiệp lớn, nhỏ. Chứa tất cả thông tin về mọi thứ liên quan đến họ. Hoạt động dưới hình thức đơn giản, dễ điều hành nên hầu như các mô hình kinh doanh đều dùng đến Server.

Cách hoạt động của máy chủ (Server)

Mô hình Client – Server là cách hoạt động mà máy chủ thường dùng thông qua giao thức kết nối Internet Protocol. Qua đó, các dịch vụ mà cá nhân, tổ chức đang cần đến sẽ được cung cấp trực tiếp đến Client. Cấp phép cho máy tính hoạt động như một Server thu nhỏ với đầy đủ mọi tính năng cần thiết cho công việc hàng ngày. Đặc biệt, Server của nhiều nơi thường không cùng chung cách thức hoạt động. Chúng được đổi mới liên tục nhằm thích ứng với thị hiếu ngày càng nâng cao của con người.

Cách kết nối Server với máy tính

Đối với người mới dùng máy tính chắc chắn sẽ chưa biết cách kết nối Server với máy tính như thế nào? Bởi trong máy tính có nhiều tác vụ mới mẻ kèm nhiều chức năng sử dụng tiếng Anh, nên rất tốn thời gian cho quá trình này. Hoặc gặp phải trường hợp không thể kết nối máy tính với máy chủ, nội dung tiếp theo sẽ hướng dẫn các bạn giải quyết triệt để vấn đề này qua các cách sau.

Nếu máy chủ dùng hệ điều hành Linux

Dù là CentOS Ubuntu, Debian,… Thì đều dùng SSH để kết nối

Máy chủ dùng hệ điều hành Window Server

Dù là Win 2016, 2018,… đều có thể sử dụng Remote Disktop mặc định để kết nối. Hoặc cũng có thể dùng Ultra Viewer hoặc Team Viewer để kết nối. Giống như cách bạn vẫn thường làm khi hỗ trợ gì đó cho bạn bè bằng cách điều khiển từ xa.

Dù bất kể máy chủ nào cũng có thể sử dụng các giao thức FTP, SMB, SAN,… Để kết nối đến với quản lí File.

Trên đây là nội dung bài viết chia sẻ về những kiến thức cơ bản cần biết khi tiếp xúc với máy chủ. Mong rằng chúng sẽ giải đáp những thắc mắc mà bạn đọc đang gặp phải, có hưởng giải quyết khi mất kết nối với máy chủ. Đừng quên cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích trong cuộc sống tại trang chủ của Wiki.Com.Vn nhé. Chúc các bạn có một ngày mới vui vẻ!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Các bài viết trên wiki.com.vn được chia sẻ theo các kiến thức của cá nhân hoặc được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng internet nên rất khó tránh khỏi các sai sót, vậy nên nếu phát hiện ra các thông tin nào chưa chính xác trong bài viết, các vấn đề liên quan đến tính bản quyền, các thông tin sai lệch sự thật, các thông tin được cho là nhạy cảm hoặc ảnh hưởng đến cá nhân/tổ chức khác.. thì bạn vui lòng thông báo với mình qua email: info@wiki.com.vn nhé. Thanks !
ĐƯỢC YÊU THÍCH
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận